rss - tinkinhte.com

5 ngành nghề lâu đời trước nguy cơ tuyệt chủng bởi sự phát triển công nghệ

  • Cập nhật : 13/02/2017

Câu chuyện buồn về khoảng lặng cuối ngày của bác xe ôm già ở một góc nhỏ của Sài Gòn tuy không đủ để đại diện cho cả xã hội của những ngày cũ, nhưng thoáng đâu đó cũng là nốt trầm đáng nhớ để mỗi chúng ta, những người Việt đã từng trải qua cả quãng đời dài với đường phố tràn ngập xe ôm, xích lô, những tiếng rao thân thuộc và những hình ảnh như một phần biểu trưng của Sài Gòn.

p1067937415-3

Từ ngày có dịch vụ xe ôm “thông minh”, cánh xe ôm truyền thống ở Sài Gòn gần như lâm vào cảnh chợ chiều, bế tắc.

giphy-3

Sài Gòn là mảnh đất bách nghệ, cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế cũng như xu hướng di dân vào thành phố một cách mạnh mẽ, nhiều lớp người đến rồi đi… khi họ bắt đầu một ngành nghề mới thì cũng là khoảnh khắc một phần ký ức về Sài Gòn bắt đầu được lưu giữ qua họ. Nhưng rồi thời gian thay đổi, và mọi thứ cũng không thể mãi trường tồn…

Bán báo dạo - “Loa phát thanh” một thời

ezgif-com-gif-maker

Hình ảnh quen thuộc của “tập đoàn” bán báo dạo mà bất kỳ ai ở thành phố Hồ Chí Minh cũng từng một lần được thấy vào sáng sớm. Rất nhiều người tập trung ở trước nhà in để nhận, chia trang và phân loại báo rồi bắt đầu hành trình giao, bán báo mỗi sáng.

Không chỉ đem đến tận tay người đọc, họ còn là nguồn “thân thuộc” với người dân Sài Gòn mỗi sớm mai. Chỉ cần ngồi ở quán cà phê, hay thong dong ăn sáng và có thể mua ngay những tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, Phụ nữ còn ấm và thơm mùi mực in mà không phải chạy đi đâu.

Nhưng rồi… thời thế thay đổi, khi smart-phone bắt đầu trở thành vật dụng quen thuộc với mọi nhà, sự lên ngôi của mạng xã hội, báo điện tử và hàng loạt trang tin tức online. Tốc độ cập nhật thông tin nhanh chóng của chúng khiến vị thế độc tôn của báo giấy trở nên lung lay.

Hình ảnh mỗi ngày một tờ báo, thong thả nhấp từng ngụm cà phê, rồi bàn luận tin tức nay đã không còn là nét đẹp mỗi sáng nữa mà thay vào đó là hàng loạt gương mặt căng thẳng cúi đầu xuống những chiếc điện thoại, máy tỉnh bảng riêng chạm chạm lướt lướt...

Hình ảnh mỗi ngày một tờ báo, thong thả nhấp từng ngụm cà phê, rồi bàn luận tin tức nay đã không còn là nét đẹp mỗi sáng nữa mà thay vào đó là hàng loạt gương mặt căng thẳng cúi đầu xuống những chiếc điện thoại, máy tỉnh bảng riêng chạm chạm lướt lướt…

nhung-nghedi-bo-o-sai-gon_92231225

Phải rất hiếm hoi mới có thể gặp lại hình ảnh này. Không ít người bán dạo lâu năm cũng đã có cơ ngơi riêng, còn trẻ em lại có nhiều lựa chọn mưu sinh khác ngoài bán báo.

u3t4ym0r

Lời lãi chẳng bao nhiêu, nhưng cực khổ trăm bề. Nếu có cơ hội, họ sẽ thay đổi nghề nghiệp ngay.

Nghề này… dãi nắng dầm mưa cơ cực là thế, lại còn phải hạn chế thời gian, chỉ cần qua một buổi sáng, tin tức không còn mới nữa thì báo cũng chỉ còn là… giấy gói bánh mì.

Chụp ảnh dạo

Chẳng những nhiều thế hệ điện thoại đời mới được tích hợp camera tối tân, độ phân giải cao mà hiện nay chỉ với một số tiền không lớn, người ta có thể sở hữu ngay cho mình một bộ máy ảnh chuyên nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng… Nghề chụp ảnh dạo ở nhiều điểm vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh hầu như không còn đất dụng võ, lượng khách chủ yếu là người ở tỉnh hoặc những người trẻ muốn trải nghiệm một cảm giác cũ hoặc chỉ muốn giúp đỡ các bác nhiếp ảnh lớn tuổi.

Trước những năm 2000 là thời điểm cực thịnh của nghề nhiếp ảnh dạo, đặc biệt vào dịp Tết đến, có khi mỗi ngày, người thợ ảnh chụp được cả trăm bức hình.

Trước những năm 2000 là thời điểm cực thịnh của nghề nhiếp ảnh dạo, đặc biệt vào dịp Tết đến, có khi mỗi ngày, người thợ ảnh chụp được cả trăm bức hình.

...còn giờ đây, mỗi ngày vài tấm cũng là một niềm vui. Đa số người chụp ảnh dạo còn trụ lại với nghề bởi niềm đam mê.

…còn giờ đây, mỗi ngày vài tấm cũng là một niềm vui. Đa số người chụp ảnh dạo còn trụ lại với nghề bởi niềm đam mê.

collage

Mỗi người một chiếc smartphone, chẳng cần ảnh to đẹp, chỉ cần nhanh-gọn-lẹ… Thế là mất kế sinh nhai của nhiều người chụp ảnh dạo

Nguồn thu từ lễ tốt nghiêp của các trường đại học cũng là vốn mưu sinh đáng kể cho nhiều nhiếp ảnh dạo.

Nguồn thu từ lễ tốt nghiêp của các trường đại học cũng là vốn mưu sinh đáng kể cho nhiều nhiếp ảnh dạo.

Trụ được với nghề đã là cả một sự hi sinh to lớn khi tuổi đời chẳng còn thanh xuân, mỗi ngày những người chụp ảnh dạo phơi mình dưới nắng trong hy vọng được làm nghề,… đã thế có khi chẳng may mắn lại bị quỵt tiền, đùa giỡn,… Nếu không yêu nghề, mang nợ với máy ảnh, có lẽ họ đã buông tay từ lâu.

Vé số truyền thống 

Liệu có bị đào thải theo quy luật, khi sức hút của các loại hình sổ xố điện tử đang dần chiếm hết thị phần.

11-chot_mkap

Khi người dân bắt đầu “phát sốt” với sổ xố kiểu mới, thì dấu hiệu cho ngày tàn của vé số truyền thống cũng dần hiện hình.

Doanh số sụt giảm một cách nghiêm trọng trước sự lên ngôi của sổ xố kiểu Mỹ, chẳng biết vé số truyền thống, nguồn mưu sinh chính của không ít người có hoàn cảnh khó khăn sẽ tồn tại được thêm bao lâu nữa nếu không còn được ưa chuộng.

cu-gia-dspl1

“Vé số đây, vé số chiều xổ đây” - Tiếng rao quen thuộc của đất Sài Gòn đã dần tắt trong những năm gần đây.

ve-so-2

Một cụ ông cho biết: “Trước đây, ngày nào không mệt, có thể đi nhiều cũng bán được vài chục vé, giờ có khi đi cả ngày cũng chẳng tìm được ai muốn mua. Không biết rồi mình sẽ thế nào…”

veso2

Những bức thư viết thuê cuối cùng

Có một điều chắc chắn rằng, khi người đàn ông viết thư thuê cuối cùng ở Sài Gòn buông tay thì cũng là lúc chúng ta phải nói lời chào vĩnh viễn với ngành nghề lâu đời này.

j44lm4l

Thật ra, nghề viết, dịch thư thuê từ lâu đã không còn xuất hiện ở Sài Gòn bởi cả yếu tố con người và sự phát triển của công nghệ. Người trẻ thời nay chuộng kiểu văn bản đánh máy chỉnh chu, họ lại chọn email vì độ tiện lợi chứ chẳng mấy ai nghĩ đến việc viết tay. Nếu không còn cụ Ngộ, người đàn ông hơn 24 năm giữ nghề.

tpqbhmf

Những nét chữ nắn nót mang đầy tình cảm rồi sẽ chỉ còn là ký ức.

Sau nhiều thăng trầm, nghề dịch - viết thư thuê gần như trở thành di sản văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh, một nét đẹp của Sài Gòn cũ, mảnh đất chân tình và luôn cố gắng giữ lại từng khoảnh khắc đẹp của ngày hôm qua.

Bảng hiệu vẽ tay - ký ức về một Sài Gòn sắc màu

saigonxua-2-large

Với mỗi cửa hàng, bảng hiệu không chỉ dấu hiệu nhận biết mà còn là bộ mặt của tiệm, có thu hút khách hay không một phần là nhờ độ độc đáo và dễ nhớ của bảng hiệu. Chính vì thế, bảng hiệu “hand-made” là ngành nghề vô cùng được ưa chuộng tại Sài Gòn ngày trước. Vì vẽ tay nên chắc chắn sẽ không có cái nào giống cái nào, tuy mất nhiều thời gian hơn loạt bảng hiệu decal hay được sử dụng thời nay nhưng xét về tính thẩm mỹ tuyệt đối có thể ăn điểm.

Đã từ rất lâu, bảng hiệu in bằng máy, thiết kế khuôn mẫu là bộ mặt mới của đô thị hiện đại. Bóng dáng của các loại biển hiệu vẽ tay đã không còn hiện hữu nữa.

Từ rất lâu, bảng hiệu in bằng máy, thiết kế khuôn mẫu là bộ mặt mới của đô thị hiện đại. Bóng dáng của các loại biển hiệu vẽ tay đã không còn hiện hữu nữa.

Nhưng khi thời hoàng kim đã qua, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, họ chuộng nhanh lẹ và hiện đại thì cái nghề tô điểm cho đường phố này cũng dần mai một. Hiện tại ở Sài Gòn chỉ còn duy nhất một tiệm vẽ biển bằng tay.

13-1-660x440

Nếu chỉ vẽ biển quảng cáo thì chắc chẳng đủ sống, nhưng ông vẫn trung thành với nét vẽ cổ điển vì cái tâm của người nghệ sĩ, một người Sài Gòn chính hiệu.

2-2-660x440

Người nghệ sĩ già luôn trân trọng mọi tác phẩm của mình vì với ông đó cũng là nghệ thuật.

Không chỉ có bán báo, xe ôm, chụp ảnh hay viết thuê,… mà ở Sài Gòn còn rất nhiều ngành nghề xưa đang dần mất đi chỗ đứng trong nhịp sống hối hả này. Quy luật cuộc sống vốn dĩ là thế, những gì không còn được ưa chuộng sẽ đến lúc bị đào thải bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường và chúng ta không còn cách nào khác ngoài chấp nhận.

nghexuacu

Đóng guốc gỗ, sủa hộp quẹt, vẽ tranh truyền thần, làm lồng đèn,… tuy không phải những nghề phổ biến nhưng nó vẫn có chỗ đứng nhất định trong ký ức về Sài Gòn.

Cảm ơn những người còn lại vì vẫn kiên trì giữ lửa cho nghề, giữ lại chút hình ảnh đẹp của một Sài Gòn bách nghệ.

SAOSTAR

Trở về
Fasshion365.vn- Ads demo
Fashion365.vn